Tiêu chí đánh giá kỹ năng làm việc không chỉ là một kỹ năng mà còn là một công cụ để giúp chúng ta thúc đẩy khả năng làm việc của nhân viên. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé
Mục lục
Tiêu chí đánh giá kỹ năng làm việc

Lắng nghe và thấu hiểu
Lắng nghe là kỹ năng đầu tiên được chú trọng khi bạn hòa mình làm việc ở môi trường tập thể. Điều này phản ánh sự tôn trọng giữa các thành viên trong nhóm. Lắng nghe không chỉ là sự tiếp nhận thông tin từ người nói mà còn phải biết phân tích, nhìn nhận theo hướng tích cực và phản hồi bằng thái độ tôn trọng. Vì thế bạn hãy rèn luyện cho mình khả năng lắng nghe và thấu hiểu mọi việc xung quanh, thành quả mà bạn thu được sẽ là lòng tin của mọi người, khả năng nắm bắt thông tin và giải quyết được vấn đề.
Khả năng thuyết phục
Trong làm việc nhóm, điều tất yếu là sẽ có những ý kiến trái chiều, phản đối ý kiến của bạn. Thay vì cả nể, nhún nhường, bạn cần phải biết cách bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. Khi thuyết phục, bạn phải dựa vào chính những ý kiến chung để củng cố hay làm cho nó trở nên hợp lý hơn chứ không chỉ dựa vào lý lẽ cá nhân. Làm như vật bạn sẽ nhận được sự đồng tình của nhiều thành viên trong nhóm.
Sự tin tưởng
Làm việc trong cùng một nhóm đồng nghĩa với việc các thành viên phải tin tưởng lẫn nhau để gặt hái kết quả tốt nhất. Bởi nếu không tin tưởng lẫn nhau, bạn sẽ không thể giải quyết các khó khăn, các mâu thuẫn nội bộ và đặc biệt là không biết cách tư duy, làm việc sáng tạo. Chính vì vậy, niềm tin chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định thành công của cả nhóm. Các nhóm có thể xây dựng lòng tin bằng cách nói chuyện cởi mở với nhau không chỉ về vấn đề công việc mà còn về sở thích, những câu chuyện hài hước hay trong cuộc sống hằng ngày.
Khả năng làm việc dưới áp lực
Khi làm việc nhóm, nhất là những lúc cao điểm, hầu hết thành viên đều cảm thấy mệt mỏi vì khối lượng công việc quá lớn, lịch làm việc lại quá dài hay thời gian nghỉ ngơi bị rút ngắn. Chính vì vậy, để trở thành một thành viên tích cực trong nhóm, bạn phải rèn luyện cho mình khả năng làm việc dưới áp lực cao, sẵn sàng trước những deadline chẳng chịt và những mệnh lệnh của cấp trên. Nếu làm được điều này, bạn sẽ thấy mình trưởng thành và bản lĩnh thế nào.
Bình tĩnh
Trong cuộc sống hay làm việc, có những tình huống đẩy chúng ta vào thế bị động, thậm chí tiến thoái lưỡng nan. Khi ấy, áp lực, mâu thuẫn sẽ khiến bạn cảm thấy mất bình tĩnh và khó khăn trong việc giải quyết vấn đề. Bởi vậy bạn nên cố gắng giữ cho mình sự bình tĩnh và cư xử nhã nhặn với mọi người ngay cả khi bạn cảm thấy khó chịu. Đối diện với áp lực một cách bình tĩnh, bạn sẽ biết rằng mọi việc không quá khó khăn như mình nghĩ. Sau khi suy xét và nhìn nhận tình hình, bạn sẽ thấy bình tĩnh và giải quyết công việc dễ dàng hơn.
Tôn trọng đồng nghiệp
Làm việc nhóm cũng đòi hỏi bạn phải tôn trọng những đồng nghiệp thân thiết của mình, thậm chí ngay cả những lúc họ lơ là trách nhiệm hoặc bất đồng quan điểm với bạn. Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực. Khi các thành viên trong nhóm thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau nghĩa là đang đóng góp sức mình vào sự thành công của nhóm.
Khả năng hợp tác
Làm việc nhóm không chỉ là mọi người cùng làm việc chung với nhau trong một nhóm mà còn phải phối hợp ăn ý, tạo ra một dây chuyền vận hành tốt nhất, để tương trợ lẫn nhau cùng phát triển và hướng đến mục tiêu chung. Bởi lẽ không một ai trong chúng ta có thể giỏi bằng tất cả chúng ta hợp lại. Nếu phát huy tốt tinh thần làm việc nhóm thì bạn có thể thúc đẩy sự hợp tác, phối hợp, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên, tạo ra những giải pháp sáng tạo, hiệu quả cho mọi vấn đề khó khăn.
Khả năng tổ chức công việc
Bất kỳ một công việc gì, từ cá nhân đến tập thể đều cần phải có sự tổ chức. Khi nắm rõ được công việc, trưởng nhóm cần phân công chi tiết công việc cho từng thành viên để tránh công việc chồng chéo lên nhau, đồng thời phát huy năng lực và sở trường của họ, đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ và thời gian.
Thái độ trong công việc

Tiêu chí đánh giá kỹ năng làm việc tTthái độ luôn được đánh giá cao hơn năng lực làm việc, bởi vì thái độ công việc thể hiện EQ của người nhân viên đó với môi trường xung quanh. Một người nhân viên tốt có thể không xuất sắc nhất về chuyên môn, nhưng khi họ có thái độ trong công việc tốt, ở bất kỳ môi trường nào, vị trí nào họ cũng được đánh giá cao.
Tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc bằng thái độ
Đây được coi là tiêu chí quan trọng để đánh giá nhân viên. Sự trung thực giúp cho người nhân viên luôn thành thật, nỗ lực trong công việc. Họ không có tư tưởng đứng núi này trông núi họ, hoặc ăn cắp tài nguyên doanh nghiệp. Các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những nhân viên trung thực trong công việc, từ đó họ có thể tin tưởng giao phó công việc với những chức vụ, nhiệm vụ quan trọng.
Tinh thần chịu trách nhiệm với công việc là khả năng nhận thức, nỗ lực, trách nhiệm với công việc. Với người nhân viên, khi có tinh thần trách nhiệm, họ luôn nỗ lực trong vai trò của mình, làm tốt nhất công việc trong khả năng có thể. Cùng với đó, người có trách nhiệm luôn đứng ra nhận khuyết điểm của mình khi có vấn đề phát sinh mà không trốn tránh.
Cầu tiến, nhiệt huyết trong công việc
Một doanh nghiệp có những nhân viên cầu tiến và nhiệt huyết – doanh nghiệp đó sẽ phát triển. Nó là một tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên – khi nhân viên nhiệt tình, họ luôn cố gắng tìm kiếm, học hỏi và lắng nghe những chỉ đạo của lãnh đạo cũng như cố gắng xây dựng các ý kiến trong công việc.
Sự cầu tiến là động lực để nhân viên muốn cố gắng hoàn thiện bản thân. Nhiệt huyết giúp họ luôn tạo những cảm hứng làm việc với một thái độ hăng say, cống hiến. Thậm chí họ có thể truyền cảm hứng tích cực tới những người khác trong công việc.
Ham học hỏi, xây dựng
Tiêu chí đánh giá kỹ năng làm việc quá trình làm việc để đạt hiệu quả, nhân viên không chỉ cần những kiến thức có sẵn trong doanh nghiệp mà chắc chắn, họ phải chủ động tìm kiếm dữ liệu, học hỏi thêm từ bên ngoài rất nhiều. Từ đọc sách, học các khóa học kỹ năng, khóa học chuyên môn,… đều góp phần phụ trợ cho chất lượng công việc. Người nhân viên ham học hỏi sẽ chủ động tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao chất lượng, từ đó có thể xây dựng thêm những
Năng lực làm việc của nhân viên
Năng lực làm việc của nhân viên được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí sau: Mức độ làm việc, phát triển trong công việc và mức độ hoàn thành công việc.
Mức độ làm việc
– Mức độ làm việc của nhân viên được đánh giá dựa trên công việc và thời hạn làm việc của nhân viên.
– Trong tiêu chí này người quản lý đánh giá được hiệu quả trong công việc của nhân viên dựa vào KPI mà họ đã đặt ra phù hợp với vị trí cũng như công việc của mỗi nhân viên khác nhau.
Phát triển trong công việc
Nhân viên đạt được mục tiêu trước hay sau thời giạn của công việc.
Nguyện vọng của nhân viên khi gắn bó với doanh nghiệp.
Những khó khăn mà nhân viên mắc phải trong công việc…
– Từ đó! Người quản lý dễ dàng hỗ trợ hoặc đào tạo nhân viên để thành chuyên môn trong lĩnh vực mình làm.
Qua bài viết trên của Notebook.vn đã cung cấp các thông tin về tiêu chí đánh giá kỹ năng làm việc của nhân viên. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Mỹ Phượng – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( www.ihcm.vn, halozendsoft.com, … )