• Trang chủ
  • Sách hay
  • Ebook hay
  • Quote hay
  • Kỹ năng
  • Ghi chú
  • Học tập
  • Blog
  • Tài liệu
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Sách hay
  • Ebook hay
  • Quote hay
  • Kỹ năng
  • Ghi chú
  • Học tập
  • Blog
  • Tài liệu
No Result
View All Result
No Result
View All Result

Kĩ năng xã hội là gì? Những lợi ích nó mang lại ?

ATP by ATP
29/06/2021
in Kỹ năng
0
Kĩ năng xã hội là gì? Những lợi ích nó mang lại ?

Kĩ năng xã hội là gì? Những kĩ năng xã hội cần thiết trong cuộc sống? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!!

Mục lục

  • Kĩ năng xã hội là gì?
  • Phát triển kỹ năng xã hội là gì?
  • Lợi ích của phát triển kỹ năng xã hội là gì?
  •  Kĩ năng xã hội cần thiết và phương pháp hình thành nó cho học sinh
    •  Chú ý lắng nghe
    • Chào hỏi
    •  Làm theo hướng dẫn
    • Yêu cầu trợ giúp
    • Thu hút sự chú ý của giáo viên
    • Tỏ thái độ không đồng tình một cách lịch sự

Kĩ năng xã hội là gì?

Kĩ năng xã hội là những năng lực mà bạn có được, chúng tạo ra sự thuận lợi cho các hoạt động giao tiếp, truyền đạt thông tin tới người khác. Đồng thời ở những nơi có quy tắc xã hội và xuất hiện nhiều mối quan hệ khác nhau thì người có kĩ năng xã hội sẽ nhanh chóng làm nổi bật lên giá trị của bản thân mình.

XEM THÊM Kỹ năng tiết kiệm thông minh hiệu quả nhất

Phát triển kỹ năng xã hội là gì?

Đó là những hoạt động tích cực, hướng vào những hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục đích giúp trẻ có thể ứng phó hiệu quả với các tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

Định hướng của kỹ năng xã hội là giúp trẻ trẻ làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi, học tập hiệu quả, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống.

Lợi ích của phát triển kỹ năng xã hội là gì?

Việc phát triển kỹ năng sống cho trẻ không chỉ rèn luyện các kỹ năng cần thiết giúp trẻ thích nghi với môi trường, hòa đồng với bạn bè và tự tin.

+ Giúp trẻ phát triển về thể chất

+ Giúp trẻ tăng khả năng nhận thức

+ Giúp trẻ phát triển tinh thần.

XEM THÊM Kỹ năng kinh doanh hiệu quả nhất – Chìa khóa bạn cần nắm vững để thành công

 Kĩ năng xã hội cần thiết và phương pháp hình thành nó cho học sinh

 Chú ý lắng nghe

Nhìn người đang nói và giữ yên lặng.

Đợi người ta nói xong rồi mình mới nói.

Cho thấy mình đang nghe bằng cách gật đầu, nói những câu tích cực kiểu như “Đúng thế” hoặc “Hay lắm”.

Mời học sinh kể chuyện cười cho nhau để thực hành lắng nghe tích cực. Sưu tầm các tuyển tập truyện cười từ thư viện trường hoặc trên mạng rồi gửi cho học sinh để họ chia sẻ niềm vui yêu thích của mình với bạn bè.

Chào hỏi

1. Nhìn vào người đó.

2. Sử dụng giọng nói dễ chịu.

3. Nói “Xin chào”.

Thử thách học sinh chào bằng 25 cách. Bao gồm chào bằng các thứ tiếng khác nhau. Mỗi buổi sáng, hãy đi quanh lớp và yêu cầu học sinh gửi lời chào đến mọi người.

 Làm theo hướng dẫn

1. Nhìn vào người đó.

2. Nói “Vâng” (Đồng ý).

3. Làm đúng những gì bạn được hướng dẫn.

4. Nhờ người đó kiểm tra lại xem bạn làm đúng chưa.

Tổ chức trò chơi tập thể giúp học sinh gia tăng khả năng làm theo hướng dẫn với các trò chơi truyền thống như “Simon nói” hoặc “Đèn xanh, đèn đỏ”. Thử thách học sinh “đi tìm kho báu” quanh lớp hoặc trường.

Yêu cầu trợ giúp

1. Nhìn vào người đó.

2. Hỏi người đó xem có thể bớt chút thời gian giúp bạn được không.

3. Trình bày rõ ràng bạn cần giúp như thế nào.

4. Cảm ơn người đó vì sự giúp đỡ.

Yêu cầu trợ giúp có thể khó đối với nhiều học sinh, thậm chí cả người lớn. Trong buổi họp lớp, hãy cho học sinh luyện tập kĩ năng này bằng một cách thức vui nhộn.

Thu hút sự chú ý của giáo viên

1. Nhìn giáo viên.

2. Giơ tay và giữ bình tĩnh.

3. Đợi đến khi giáo viên gọi tên hoặc gật đầu cho phép bạn.

4. Đặt câu hỏi.

Bắt đầu bằng việc hỏi học sinh: “Những cách gây chú ý sai lầm nào mà các em đã mắc phải?” Khuyến khích họ kể tất cả các cách sai – vẫy tay rối rít, nhảy lên nhảy xuống, gọi ầm lên,… Họ sẽ thích được nói ra những điều đó.

Tỏ thái độ không đồng tình một cách lịch sự

1. Nhìn vào người đó.

2. Sử dụng một giọng nói dễ chịu.

3. Nói: “Tôi hiểu anh cảm thấy thế nào”.

4. Giải thích vì sao bạn có cảm nhận khác.

5. Lắng nghe người khác.

Không đồng tình nhưng không tranh cãi là một kĩ năng mà nhiều người lớn và cả thiếu niên, nhi đồng cảm thấy khó thực hiện. Như các kĩ năng xã hội khác, kĩ năng này cần được luyện tập.

XEM THÊM Những cuốn sách hay giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp

QUỐC BẢO – TỔNG HỢP
Tham khảo: timviec365.vn, americanskills.vn, taogiaoduc.vn

Previous Post

Những điều cần biết để mua một quyển sách hay

Next Post

Cách viết email bằng tiếng anh sao cho hợp lý

Next Post
Cách viết email bằng tiếng anh sao cho hợp lý

Cách viết email bằng tiếng anh sao cho hợp lý

Discussion about this post

Bài viết mới

Thanh Bình Psy – nhận tư vấn tâm lý gia đình ở Hóc Môn chuyên nghiệp
Blog

Thanh Bình Psy – nhận tư vấn tâm lý gia đình ở Hóc Môn chuyên nghiệp

by Cv.com.vn
28/12/2022
0

Trong cuộc sống gia đình, nhiều vấn đề tâm lý ảnh hưởng tới chất lượng sống. Nhu cầu chăm sóc...

Read more
Top 12 sách cho bé 1 tuổi nên tham khảo

Top 12 sách cho bé 1 tuổi nên tham khảo

28/12/2022
Top 13 bộ sách cho bé 3 tuổi hay, bổ ích

Top 13 bộ sách cho bé 3 tuổi hay, bổ ích

28/12/2022

Top 15 cuốn sách cho bé 2 tuổi bổ ích

28/12/2022
Nhanh tay chớp ngay Voucher tiền mặt The Pizza Company bạn ơi

Nhanh tay chớp ngay Voucher tiền mặt The Pizza Company bạn ơi

08/12/2022

Về Notebook.vn

Notebook là blog chia sẻ về các kỹ năng để học tập và phát triển bản thân, ngoài ra còn đánh giá, review nhiều sách, ebook, tài liệu chất lượng cho bạn đọc.

Chuyên mục

  • Blog
  • Ebook hay
  • Ghi chú
  • Học tập
  • Kỹ năng
  • Quote hay
  • Sách hay
  • Tài liệu

Bài viết mới

  • Thanh Bình Psy – nhận tư vấn tâm lý gia đình ở Hóc Môn chuyên nghiệp
  • Top 12 sách cho bé 1 tuổi nên tham khảo
  • Top 13 bộ sách cho bé 3 tuổi hay, bổ ích
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Sách hay
  • Ebook hay
  • Quote hay
  • Kỹ năng
  • Ghi chú
  • Học tập
  • Blog
  • Tài liệu

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.