Đánh giá nhân viên là quá trình xem xét hiệu quả làm việc của nhân viên dựa trên một cơ sở định sẵn. VẬy đánh giá nhân biên là gì? Đánh giá nhân viên như thế nào mới hiệu quả? Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Đánh giá nhân viên là gì?

Đánh giá nhân viên là việc làm của nhà quản trị hay phòng nhân sự nhằm giám sát, kiểm tra nhân viên về nhiều mặt: Hiệu quả công việc, thái độ làm việc, quan hệ nhân viên, các kỹ năng công việc khác,… Qua đó biết được một cách chính xác năng lực của nhân viên, từ đó đề ra định hướng phát triển hoặc khen thưởng và xử phạt phù hợp.
Tại sao cần đánh giá nhân viên?
Nếu nhà lãnh đạo đánh giá một cách khách quan, minh bạch, đúng người sẽ khuyến khích những người làm tốt duy trì, phấn đấu để tốt hơn nữa. Những ai chưa tốt sẽ cố gắng để đạt kết quả tốt. Nếu làm được như vậy thì doanh nghiệp sẽ xây dựng một đội ngũ nhân viên giỏi cả về chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức. Họ sẽ là lực lượng góp phần đưa doanh nghiệp đi lên, cạnh tranh với đối thủ.
Mục đích của việc đánh giá nhân viên là để đo lường hiệu quả công việc, bằng cách sử dụng các phép đo định lượng cần thiết để thu thập thông tin về nhân viên. Các thông tin này cung cấp cho nhà quản trị các thước đo liên quan đến chất lượng công việc của nhân viên. Nó cũng là công cụ để xác định xem liệu các kỹ năng của nhân viên có phù hợp với công việc hiện tại của họ hay không.
Mục tiêu đánh giá nhân viên
Đánh giá nhân viên các mục tiêu cơ bản gồm:
- Cung cấp các thông tin phản hồi (là cơ hội giao tiếp thảo luận với nhân viên để có được các thông tin phản hồi nhờ đó cải thiện hiệu năng công tác).
- Điều chỉnh sửa chữa những sai sót.
- Thiết lập các chuẩn mực đạo đức làm việc.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm cho nhân viên.
- Tạo động lực kích thích nhân viên.
- Cố vấn đào tạo và nâng cao hiệu quả thực hiện công việc.
- Đánh giá đúng đắn tiềm năng của nhân viên nhằm phát triển tốt nhất nghề nhiệp cá nhân.
- Phát triển, tăng cường sự hiểu biết về công ty.
- Tăng cường quan hệ tốt giữa cấp trên và cấp dưới.
- Làm cơ sở cho việc trả lương, khen thưởng nhân viên.
- Tăng cường hiệu quả của hoạch định nguồn nhân lực & tuyển chọn nhân viên.
Kinh nghiệm đánh giá nhân viên

Xếp hạng danh mục
– Quản lý cấp trên, phòng nhân sự thiết lập danh mục các câu hỏi đánh giá cho từng vị trí
– Các câu hỏi có thể được đánh giá giống hay khác điểm hau
– Ưu điểm: Dễ đánh giá
– Nhược điểm:
- Tốn thời gian
- Khó tổng hợp, phân tích hay đánh giá mức độ hoàn thành công việc hay hành vi của từng nhân viên
So sánh cặp xếp hạng
– Đánh giá nhân viên từ tốt nhất đến tệ nhất hoặc ngược lại
– So sánh nhân viên với những người còn lại thay vì so sánh với tiêu chuẩn
– Người tốt nhất sẽ có điểm cao nhất
– Ưu điểm: Dễ dàng thực hiện, phù hợp với môi trường lao động đơn giản
– Nhược điểm:
- Khó so sánh mức độ hoàn thành công việc đối với các vị trí có nhiệm vụ khác nhau
- Khó liệt kê hết các công việc và hành vi
Xem thêm Review sách Cách học ngoại ngữ nhanh và không bao giờ quên mới nhất 2020
Phân phối bắt buộc
Đánh giá nhân viên trên cơ sở tỷ lẹ bắt buộc nhất định
– Nhân viên xuất sắc được đề bạt tăng lương
– Nhân viên yếu: gia hạn tăng lương, xem xét chuyển đổi công việc hoặc nghỉ việc
– Ưu điểm:
- Buộc quản lý phải ra quyết định xác định chính xác năng lực thực lực của nhân viên
- Nâng cao năng lực đội ngũ lao động
– Nhược điểm:
- Làm tăng sự cạnh tranh thiếu lành mạnh
- Không khuyến khích tinh thần hợp tác, làm việc đồng đội
- Ảnh hưởng đến tinh thần làm việc
- Gây những mối nghi ngại về tình trạng phân biệt tuổi tác, giới tính
Bảng điểm
– Cách này được thiết kế dựa trên việc đánh giá như khối lượng, chất lượng, tinh thần thái độ và thực hiện nội quy
– Mỗi yếu tố được đánh giá mức xuất sắc, tốt, khá, trung bình và yếu.
– Ưu điểm:
- Tập trung vào một số KPI trọng yếu trong công việc
- Dễ hiểu, dễ thực hiện
- Được sử dụng rộng rãi
– Nhược điểm:
- Nhiều hành vi và công việc không đạt yêu cầu nhưng không thể đánh giá
- Phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan của người đánh giá
Xem thêm Kỹ năng không thể thiếu để quản lý nhân sự hiệu quả
Định lượng

– Bước 1: Xác định các yêu cầu chủ yếu để thực hiện công việc từng vị trí
– Bước 2: Phân loại mức độ (level) từng yêu cầu theo các mức đánh giá: xuất sắc, khá, trung bình, yếu và kém. Mỗi mức đánh giá này phải có quy định rõ ràng.
– Bước 3: Đánh giá trọng số của từng yếu tố trong tổng các yếu tố
– Ưu điểm:
- Theo phương pháp này, mọi nhân viên phải qua quá trình đánh giá như nhau với các tiêu chí và các thang điểm (tiêu chuẩn đánh giá) cơ bản như nhau – cho cùng vị trí. Điều này tạo ra sự bình đẳng trong việc đánh giá nhân viên và một thước đo thành tích công việc chuẩn trong toàn bộ doanh nghiệp.
- Phương pháp đánh giá rất dễ hiểu và dễ sử dụng bởi vì khái niệm cho điểm là rất rõ ràng: cả người đánh giá và được đánh giá đều dễ dàng thấy được logic đơn giản và hiệu quả của thang điểm đánh giá
– Nhược điểm:
- Thành tích công việc của 1 nhân viên có thể phụ thuộc và những nhân tố không được đưa vào các đặc điểm (tiêu chí) được lựa chọn để đánh giá. Điều này có nghĩa là kết uqar đánh giá của một nhân viên
Qua bài viết trên của Notebook.vn đã cung cấp các thông tin về đánh giá nhân viên là gì? Tại sao cần đánh giá nhân viên?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Mỹ Phượng – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( nhanh.vn, pfn.vn, … )
Discussion about this post