Ngày nay, có rất nhiều những phần mềm quản lý bán hàng đến từ các đơn vị cung cấp khác nhau. Mỗi loại ứng dụng đều có các ưu điểm, nhược điểm, tính năng hữu ích khách nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn mà có thể đưa ra một lựa chọn phù hợp nhất cho cửa hàng của mình.
Dưới đây là một số tính năng cơ bản mà bất kỳ phần mềm quản lý bán hàng nào cũng cần phải có để đảm bảo cho việc quản lý và bán hàng của bạn thuận lợi nhất.
Mục lục
1. Quản lý hàng tồn kho
Một trong những tính năng hiệu quả và cực kỳ cần thiết đối với các chủ cửa hàng bán lẻ, doanh nghiệp nhỏ chính là quản lý hàng tồn kho.
Phần mềm quản lý bán hàng cho phép bạn nắm bắt được số lượng, hàng hóa đang có trong kho theo thời gian thực. Các phần mềm bán hàng cũng cung cấp thêm tính năng báo cáo hạn sử dụng đối với các mặt hàng có thời gian sử dụng ngắn. Từ đó, bạn dễ dàng lập kế hoạch khuyến mãi để tiêu thụ lượng hàng còn tồn trong kho, giảm thất thoát tối đa.
Các mặt hàng khi bán và nhập hàng được đồng bộ hóa với hàng hóa trong kho. Điều này tiết kiệm thời gian và tăng độ chính xác trong việc quản lý cửa hàng của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể theo dõi lượng hàng hóa của mình và có thể tổng hợp, xuất file excel cho tiện nắm bắt sau này.
2. Thanh toán tự động
Phần mềm bán hàng giúp cho việc thanh toán được nhanh và chuẩn xác hơn. Với các ưu điểm:
Giao diện đơn giản, trực quan và dễ sử dụng, không bị mất tập trung bởi những tính năng khác.
Thao tác sử dụng nhanh chóng, cùng với đó là việc sử dụng tích điểm, voucher, chiết khấu trong quá trình thanh toán.
Thanh toán qua nhiều hình thức khác nhau như qua tiền mặt, ví điện tử, thẻ ngân hàng, visa, mã QR code,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng phần mềm bán hàng và các thiết bị như máy in hóa đơn, máy quét mã vạch. Qua đó giúp tăng hiệu suất bán hàng, giảm thời gian đợi của khách trong những khung giờ cao điểm.
3. Theo dõi doanh số, báo cáo hàng ngày
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng là cách tốt nhất giúp bạn tiết kiệm thời gian theo dõi thu chi hàng ngày. Thay vì phải ngồi hàng giờ đồng hồ để kiểm kê hàng hóa cận date, doanh số, đơn hàng bán trong ngày. Thì bây giờ, phần mềm quản lý bán hàng có thể theo dõi mọi hoạt động, doanh thu hàng ngày của mình chỉ bằng vài cú click chuột.
Doanh thu hàng ngày tổng hợp giúp bạn biết được tình trạng lãi lỗ khi kinh doanh, nắm bắt được những hàng hóa bán chạy và số lượng trong kho hàng,
Bạn cũng có thể phân tích, theo dõi hàng ngày và so sánh việc kinh doanh nhờ vào những số liệu được nêu trực quan dưới dạng biểu đồ hình cột hay hình tròn.
4. Quản lý thông tin khách hàng
Ngoài những tính năng tuyệt vời nhằm tăng hiệu quả trong quản lý doanh số và bán hàng. Những phần mềm này cũng giúp bạn quản lý dữ liệu, thông tin khách hàng trên công nghệ điện toán đám mây. Đảm bảo bạn có thể truy cập mọi lúc mọi nơi, trên các thiết bị khác nhau bất cứ khi nào cần.
Quản lý thông tin khách hàng giúp bạn hiểu rõ đối tượng mục tiêu. Lên kế hoạch marketing hiệu quả hơn và cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
5. Tăng trải nghiệm khách hàng
Bất kỳ thị trường nào ngày nay đều có những cạnh tranh nhất định. Trải nghiệm khách hàng chính là mục tiêu chính giúp bạn có thể tăng sự cạnh tranh với các đối thủ khác.
Phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp bạn tăng trải nghiệm khách hàng bằng cách:
Thanh toán nhanh hơn, chính xác, tăng sự uy tín cho cửa hàng.
Tính năng tích điểm khách hàng, biến khách hàng cũ thành khách hàng thường xuyên.
Thiết lập mã voucher chiết khấu, giúp tăng tỷ lệ khách hàng quay lại.
Mua hàng – tặng hàng, thu hút chi tiêu của khách hàng.
6. Quản lý nhân viên
So với những quy trình bán hàng truyền thống, các phần mềm bán hàng hiện đại ngày nay đều sử dụng công nghệ điện toán đám mây giúp tăng năng suất làm việc của nhân viên từ 2-3 lần.
Các chủ cửa hàng cũng có thể cài đặt quyền sử dụng phần mềm cho nhân viên với từng chức năng khác nhau. Điều đó không những giúp tăng tính bảo mật mà còn giúp nhân viên có trách nhiệm hơn trong công việc.
Mọi thông tin được truyền trực tiếp và gửi thông báo về điện thoại của chủ cửa hàng ngay cả khi họ không có mặt tại cửa hàng. Tính năng quản lý nhân viên giúp bạn theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên và thực hiện đào tạo, khen thưởng phù hợp.
7. Bán hàng online, offline
Bạn lo lắng khi sử dụng những phần mềm quản lý bán hàng online có thể không sử dụng được khi không có kết nối internet.
Nhưng đa số các phần mềm quản lý bán hàng hiện đại ngày nay đều có thể đáp ứng được cả việc bán hàng online lẫn khi không có kết nối internet mất mạng. Các giao dịch, chuyển hàng, nhập hàng hóa mới, thông tin khách hàng vẫn có thể thực hiện ngay cả khi không có kết nối internet.
Khi có kết nối internet trở lại, mọi dữ liệu sẽ được tự động đồng bộ hóa lên cơ sở dử liệu. Bạn không cần phải thực hiện các thao tác phức tạp, thông tin bán hàng sẽ được cập nhật và lưu trữ an toàn, đảm bảo cho bạn truy cập bất cứ lúc nào.
Trên đây là những chức năng cơ bản mà bất kỳ phần mềm quản lý bán hàng hiện đại nào cũng có. Chúng tôi đề xuất một phần mềm đang phổ biến nhất hiện nay đó là phần mềm quản lý bán hàng POS365, với chi phí đầu tư thấp, không phát sinh chi phí trong suốt thời gian sử dụng và còn được nâng cấp miễn phí trọn đời. Chỉ khoảng không tới 3.000 đồng/ngày là bạn có thể sử dụng không giới hạn các tính năng của POS365 và không mất thêm chi phí phát sinh. Thật tuyệt vời đúng không nào?
Phần mềm quản lý bán hàng POS365 dành cho ngành F&B
Mong rằng bài viết mà chúng tôi vừa đưa ra sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các bạn khi lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng phù hợp với mô hình kinh doanh của mình.
Tìm hiểu thêm thông tin về Ví điện tử