Cách nuôi dưỡng cảm xúc tích cực là điều cần thiết đối với cuộc sống hàng ngày, do những cảm xúc vui, buồn, ưu tư, suy nghĩ, tức giận,… đều ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Mục lục
Cách nuôi dưỡng cảm xúc tích cực
Sống một cách lạc quan và giảm thiểu căng thẳng
Trong một nghiên cứu được thực hiện với những người sống sót sau trận khủng bố cho thấy, người căng thẳng có tỷ lệ rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm nhiều hơn người có suy nghĩ tích cực. Những người có cảm xúc tích cực thường dễ thoát khỏi thời kỳ thiếu may mắn mà ít để lại hậu quả sau này.
Trong thời điểm giãn cách xã hội, mọi hoạt động của con người đều bị ảnh hưởng. Trẻ em không được đến trường, người lớn không được đi làm, không thể gặp mặt bạn bè đồng nghiệp hay làm việc ở bên ngoài. Điều này đã tạo không ít áp lực đến với mọi người cùng với tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, từ đó làm cho căng thẳng ngày càng tăng.
Gần đây người ta thực hiện khảo sát với những người đã từng mắc COVID-19 và trả lời 3900 cau hỏi, kết quả cho thấy có hơn 50% số người sau khi khỏi bệnh rơi vào trạng thái trầm cảm với các mức độ khác nhau từ nhẹ tới vừa. Từ đó cho thấy những suy nghĩ lo âu, căng thẳng quá nhiều về điều tiêu cực chỉ làm tình trạng trở nên xấu hơn.
Luôn tìm kiếm sự tích cực xung quanh mình
Có lẽ dịch COVID-19 đã làm cho hàng ngàn người bị mất việc hay còn hơn thế nữa là mất người thân gây nên những sang chấn về mặt tâm lý. Đã không ít người do sự cắt giảm chi tiêu hay giảm thu nhập đã bị stress, đặc biệt là những vùng nông thôn kinh tế còn khó khăn.
Do đó, bạn có thể tiếp xúc hoặc gần gũi với người có suy nghĩ tích cực. Sự vui vẻ của họ sẽ giúp bạn lạc quan hơn biết đâu họ chính là người có thể giúp đỡ bạn. Luôn theo dõi thông tin về dịch bệnh, hiểu rõ nguồn lây và phương thức lây truyền bệnh, không nên hoang mang lo lắng thái quá.
Nâng cao sức khỏe thể chất cũng như tinh thần
Để luôn có cảm xúc tích cực bạn cần phải có sức khỏe dồi dào về cả thể chất lẫn tinh thần. Tăng cường hoạt động chất, bổ sung vitamin, sắt, canxi, chất xơ,... cho cơ thể. Luôn thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, ngủ đúng giờ và đủ giấc. Một nghiên cứu cho thấy những người ngủ dưới 5 tiếng một ngày sẽ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, giận dữ gấp nhiều lần người bình thường.
Ngoài ra, việc tập luyện thể dục thể thao cũng giúp cải thiện về mặt cảm xúc và thể chất. Các bài tập có khả năng xua tan những lo âu, cải thiện tình trạng. Bạn nên tập luyện thể chất thường xuyên để nuôi dưỡng cảm xúc tích cực, bớt tập trung vào những lo lắng hiện tại.
Học cách chấp nhận và cố gắng vượt qua rủi ro, đau khổ
Trong cuộc sống này không có ai là chưa gặp phải rủi ro, bất hạnh, mất mát, thất bại,… điều quan trọng là họ đã đối mặt với chúng như thế nào. Để có một cuộc sống hạnh phúc bạn cần phải biết cân bằng giữa sự tiêu cực và tích cực. Chính vì vậy, học cách tự giải quyết vấn đề, tự chủ, có để bản lĩnh và nghị lực để vượt qua thất bại là điều cần thiết để tiến tới tương lai tươi sáng hơn.
Để luôn có cảm xúc tích cực bạn hãy sống một cách lạc quan nhất
Suy nghĩ tích cực hơn
Có thể bạn chưa biết, khi bạn luôn giữ cho mình cảm xúc tích cực chúng sẽ giúp bạn làm chậm quá trình lão hóa, phòng chống các bệnh của tuổi già và tăng cường miễn dịch, giữ ổn định huyết áp….
Theo một nghiên cứu được thực hiện với những người trên 60 tuổi cho thấy, những người suy nghĩ tiêu cực có khả năng gặp các vấn đề về chức năng, vận động sớm hơn những người sống tiêu cực lên đến 80%. Ngoài ra, những người tiêu cực dễ mắc các bệnh về tim mạch, Alzheimer, trầm cảm,… Việc luôn giữ thái độ lạc quan giúp cơ thể sản xuất ra một loại hormon làm giảm căng thẳng, có tác dụng cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể. Điều này giúp họ ít có nguy cơ bị ốm bởi các siêu virus, cúm.
Lợi ích và ý nghĩa của cảm xúc tích cực trong cuộc sống
Cảm xúc tích cực và tiêu cực đều có vai trò quan trọng đối với cuộc sống. Tuy nhiên để cuộc sống giữ được sự cân bằng, cảm xúc tích cực luôn phải lấn át cảm xúc tiêu cực. Bởi cảm xúc (tâm trạng) chi phối rất nhiều đến nhận thức, lời nói và hành vi.
Xem thêm Kỹ năng Quản trị thời gian hiệu quả bạn nên áp dụng
Giải tỏa căng thẳng thần kinh
Để tạo ra cảm xúc tích cực, cơ thể sẽ sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh như hormone dopamin (tạo cảm giác vui vẻ, hưng phấn), hormone endorphin (tạo cảm giác thỏa mãn, thích thú), hormone serotonin (gia tăng sự lạc quan, vui vẻ) và hormone oxytocin (tạo cảm giác hạnh phúc). Sự gia tăng của các hormone này tạo ra những cảm xúc tích cực và góp phần làm giảm nồng độ của hormone gây stress như cortisol.
Khi trải nghiệm cảm xúc tích cực, tình trạng căng thẳng thần kinh và cảm xúc tiêu cực sẽ được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, các chất dẫn truyền thần kinh cũng hoạt hóa chức năng của các cơ quan trong cơ thể, từ đó làm giảm đáp ứng với stress và cải thiện những vấn đề sức khỏe liên quan đến căng thẳng.
Stress gây ra cảm giác nặng nề, uể oải và mệt mỏi. Lúc này, cảm xúc tích cực như một liều thuốc giúp bạn lấy lại hứng khởi và sự lạc quan. Ngoài ra, các hormone được tiết ra khi cơ thể có cảm xúc tích cực cũng giúp giảm đau nhức, thư giãn cơ. Những yếu tố này góp phần đáng kể trong việc cải thiện căng thẳng và xua tan phiền muộn trong cuộc sống.
Tạo các mối quan hệ tốt đẹp
Cảm xúc tích cực mang đến cảm giác hạnh phúc, vui vẻ và thỏa mãn. Đây là điều cần thiết cho các mối quan hệ từ bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và tình yêu. Bởi không ai muốn duy trì mối quan hệ nặng nề, lúc nào cũng mang đến những cảm xúc tiêu cực.
Việc xây dựng cảm xúc tích cực sẽ giúp các mối quan hệ phát triển theo chiều hướng tích cực và trở nên tốt đẹp hơn. Trong khi đó, cảm xúc tiêu cực như nóng giận, phẫn nộ, ghen ghét, đố kỵ, u sầu, buồn bã,… sẽ khiến đối phương cảm thấy mệt mỏi.
Cách nuôi dưỡng cảm xúc tích cực cảm xúc chi phối nhiều đến lời nói, suy nghĩ và hành vi. Nếu có những cảm xúc tích cực, bạn sẽ có lời nói và hành động phù hợp, từ đó tạo sự bền chặt thêm cho mối quan hệ và nhận được sự yêu quý từ mọi người. Ngược lại, giữ những cảm xúc tiêu cực sẽ khiến bạn có những hành vi mang tính chất thù địch, thiếu khách quan và ích kỷ. Điều này khiến cho mối quan hệ phát triển theo chiều hướng tiêu cực và sớm đi đến hồi kết nếu không được cải thiện.
Tăng khả năng sáng tạo và linh hoạt
Các hormone được sản sinh khi chúng ta có những cảm xúc tích cực còn giúp tăng khả năng sáng tạo và linh hoạt. Cụ thể, hormone serotonin, dopamine giúp tạo hứng thú khi làm việc, đồng thời tăng cường trí nhớ, cải thiện sự nhạy bén và sáng tạo. Vì vậy khi vui vẻ và hạnh phúc, bạn thường tiếp thu nhanh bài giảng và làm việc hiệu quả hơn.
Ngược lại, hormone cortisol được gây ra bởi các cảm xúc tiêu cực khiến cơ thể mệt mỏi và thiếu động lực. Do đó, mỗi người cần có kỹ năng để kiểm soát cảm xúc tiêu cực và nuôi dưỡng cho bản thân những cảm xúc tích cực. Có như vậy, bạn mới có thể học tập và làm việc một cách hiệu quả.
Cảm xúc tích cực bắt nguồn từ những điều rất nhỏ trong cuộc sống. Trước khi làm việc, bạn có thể nghe bản nhạc mà mình yêu thích và thưởng thức tách cà phê thơm ngon. Những hoạt động nhỏ này đều góp phần nuôi dưỡng cảm xúc tích cực và giảm thiểu căng thẳng khi làm việc.
Tốt cho giấc ngủ
Lợi ích khác của cảm xúc tích cực là cải thiện chất lượng giấc ngủ. Hormone serotonin được tạo ra từ cảm xúc tích cực là tiền chất để tuyến tùng sản sinh melatonin. Hormone này được sản sinh vào ban đêm với tác dụng chính là tạo cảm giác buồn ngủ và ngủ ngon giấc. Trong khi đó nếu bị căng thẳng, nồng độ serotonin giảm thấp khiến hoạt động sản xuất melatonin suy giảm. Kết quả là gây mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc, chập chờn và dễ thức giấc.
Khi có cảm xúc tích cực, bạn sẽ không phải suy nghĩ quá nhiều về những vấn đề trong cuộc sống và giữ cho não bộ được thư giãn vào cuối ngày. Điều này có vai trò rất quan trọng đối với chất lượng và thời gian ngủ. Nếu có cảm xúc tích cực, bạn sẽ thức dậy với năng lượng tràn trề và có được sự hứng khởi khi làm việc, học tập. Ngược lại khi có cảm xúc tiêu cực, ngay cả khi ngủ đủ giấc, cơ thể cũng khó tránh khỏi trạng thái lờ đờ, uể oải.
Gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống
Cách nuôi dưỡng cảm xúc tích cực chi phối nhiều đến nhận thức và hành vi. Khi có được những cảm xúc tích cực, bạn cũng sẽ hình thành lối suy nghĩ lạc quan hơn. Điều này quyết định đáng kể những sự việc bạn gặp phải trong cuộc sống.
Thực tế, khi chúng ta chìm đắm trong đau khổ, muộn phiền, cuộc sống sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách. Ngược lại, người biết tìm cho bản thân niềm vui từ những điều nhỏ nhất sẽ có được hạnh phúc và gặp được nhiều thuận lợi trong công việc, các mối quan hệ.
Qua bài viết trên của Notebook.vn đã cung cấp các thông tin về cách nuôi dưỡng cảm xúc tích cực cho cuộc sống. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Mỹ Phượng – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( careerbuilder.vn, vieclam.thegioididong.com, … )